Ưu, nhược điểm của in Offset và in kỹ thuật số

In offset và in kỹ thuật số là 2 kỹ thuật hiện đại được ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp in ấn hiện nay.

Khái quát chung về in offset và in kỹ thuật số

Thông qua bài viết “So sánh in offset và in kỹ thuật số”, chúng tôi đã mang đến một vài thông tin cơ bản về 2 kỹ thuật này trong in ấn bao bì phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực đời sống. Theo đó:

Với in offset, mực in cùng các hình ảnh sẽ được ép lên các tấm offset (còn được gọi là tấm cao su). Sau đó, từ tấm offset ép lên bề mặt cần in.

Còn với in kỹ thuật số, dữ liệu cần in được nạp vào máy in và được in ra ngay. Không phải thông qua thiết bị khác. Từ đó, tiết kiệm được thời gian cho quy trình in ấn.

Đây đều là những kỹ thuật in ấn hiện đại ứng dụng máy móc, thiết bị cho ra những bản in đẹp, bền màu, sắc nét. Tuy nhiên, chúng vẫn có những nhược điểm nhất định mà khi lựa chọn, các doanh nghiệp cần xem xét kỹ. Hãy tham khảo thêm qua những chia sẻ tiếp sau đây.

Ưu và nhược điểm của in offset

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao in offset lại là lựa chọn số 1 của nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu in ấn bao bì cho sản phẩm của mình? Câu trả lời xuất phát từ những ưu điểm nổi bật mà công nghệ này mang lại. Đó là:

Tạo nên các bản in có chất lượng hình ảnh đẹp, sắc nét, bền màu và lâu phai vì mực in không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt in mà thông qua tấm offset.

Khả năng ứng dụng in ấn lên các bề mặt khác nhau từ giấy, gỗ, vải đến kim loại…

Tạo ra thành phẩm chất lượng trong thời gian ngắn mà chi phí thì phải chăng.

Tuy nhiên, vì in offset chỉ sử dụng 1 hệ màu nhất định nên không đa dạng màu sắc cho bản in như in lụa.

Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số

Ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại và không thông qua quy trình phức tạp nên in kỹ thuật số đáp ứng được nhu cầu in nhanh với cả số lượng ít và nhiều tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Cũng chính vì chỉ in trên máy mà không qua nhiều công đoạn phức tạp nên in kỹ thuật số giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công. Đồng thời còn hạn chế được lượng chất thải ra môi trường.

Với công nghệ này, đơn vị in ấn cũng sẽ kiểm soát được số lượng bản in trên máy mà không cần phải đếm từ thành phẩm, đảm bảo không lãng phí, dư thừa. Trường hợp bản in bị lỗi thì có thể nhanh chóng chỉnh sửa hoặc tạo bản mới mà không phải mất quá nhiều thời gian.

Hiện đại, tiện ích là thể nhưng cũng không thể phủ nhận rằng:

Thành phẩm từ in kỹ thuật số không đẹp, sắc nét bằng in offset.

Giá thành của phương thức này cũng đắt hơn vì sử dụng máy in hiện đại, cần nhiều mực in và đáp ứng được nhu cầu in nhanh, in nhiều của đa dạng phân khúc khách hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp.

Từ những đánh giá trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin bổ ích về 2 kỹ thuật này cũng như đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất khi có nhu cầu in ấn. Muốn biết thêm chi tiết cũng như cần tư vấn, hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi tại:

Liên hệ ngay: 0939.1800.20 để được tư vấn miễn phí.